Truyện Sex Tán gái sư phạm
Tôi thức dậy bởi tiếng chuông điện thoại reo ing ỏi. Đức vẹm, thằng ghẻ này, mới sáng tinh mơ gọi cái gì mà sớm thế không biết nữa?
– Gì mày?
– Giờ này còn chưa dậy hả?
– Dậy gì? Đầu óc quay cuồng sắp nổ tung rồi.
Tôi nhìn quanh quất, là phòng mình mà nhỉ? Nhớ lại ngày hôm qua, hình như là tôi say rượu nhưng không biết vì sao mình lại có thể nằm ở nhà, ở phòng mình ngay ngắn và chỉnh tề như thế này.
– Ông bà già chưa hỏi tội hả?
– Ông bà già tao làm sao? Mà hôm qua thằng nào đưa tao về nhà thế? Nhớ là tao say mà?
– Ông già nhà mày chứ thằng nào.
– Hả? Cái gì? – có nghe nhầm không nhỉ?
– Không nhớ hôm qua mày say, mày làm trò gì hả?
– Tao làm trò gì? – gãi đầu gãi tai, lần mò từng chút kí ức, chả thấy chút nào. Một màn sương dày đặc bao phủ bộ não, có trò lộn xộn, hình như đại loại là thế nhưng không nhớ nổi là trò gì, đầu óc cứ ong ong như tiếng muỗi kêu bên tai.
– Trò gì mày?
– Mày cầm nguyên hai chai bia nhè vào dàn karaoke mà phi vèo vèo.
– Ặc… rồi sao?
– Rồi nó không hoạt động trở lại nữa chứ làm sao.
– Rồi sao nữa? – tôi hỏi dồn, tâm trạng tụt dốc thảm hại. Ôi cái cuộc đời này, số chó cắn.
– Sao trăng gì, tụi tao gọi ông già mày tới chứ biết làm thế nào.
– Rồi ông đưa tao về luôn hả?
– Ờm… giải quyết xong với ông chủ quán, chả biết nói cái gì mà thấy giải quyết nhanh gọn lẹ. Đang xem tình hình của mày thế nào để thông báo với anh em. Hờ… mày còn chưa gặp ông già thì chuẩn bị tinh thần đi. Tao thấy ông giận mày hơi bị nhiều đấy.
– Quả này thì chết chắc rồi – tôi than thở.
Ông già tôi cấm tiệt tôi chơi với bọn Đức vẹm, vì tụi nó phá phách, ăn chơi, nghịch ngợm, có tiền án tiền sử đánh nhau… nói chung là không phải con ngoan, trò giỏi. Mong muốn tôi trở thành một đứa con ngoan ngoãn, chăm chỉ, để nối nghiệp cho gia đình. Được mỗi thằng con độc nhất vô nhị, lại không dạy dỗ được nên người, lúc nào ông cũng than nhục nhã. Cái nhục của người cha là không thể dạy dỗ nổi đứa con của mình. Tôi thấy tôi có hư hỏng gì đâu, nói ra thì cũng không phải dạng ngoan hiền như bố mẹ mong mỏi, nhưng có đến mức không biết nhận thức hành động, việc làm của mình đâu. Tôi là tôi, chứ không phải là thằng bù nhìn. Dám sống, dám thể hiện bản lĩnh và cá tính. Vẫn sống nhăn hơn 20 năm nay có chết được đâu. Tội lớn, tội bé, tội to, tội nhỏ… tất cả các tội cộng lại, rồi giờ lại thêm tội này nữa, chắc đày đi ải mất.
– Xin lỗi mày – Đức vẹm tỏ ra ân hận – Đáng nhẽ không nên… nhưng mà… mày biết đấy, làm gì đủ tiền mà bồi, không kêu ông già mày thì…
– Ờ… tao hiểu, không sao đâu. Giỏi lắm thì ăn vào quả đấm, nhỏ giờ quen rồi.
– Có động tĩnh gì a lô tụi tao.
– Làm gì? Mày tới úp sọt ông già tao chắc. Thôi không sao, để tao xuống xem thế nào.
Tôi cúp máy. Lăn lộn thêm vài vòng trên giường. kiểu gì rồi cũng phải đối mặt. Không biết ăn phải cái gì mà hành động như thằng tâm thần lên cơn thế nữa. Bó chiếu bó gối với bản thân luôn.
– Khánh ơi! – tiếng mẹ gọi nhẹ nhàng ngoài cửa, tôi vội vàng lôi chăn trùm kín đâu. Mẹ gọi nhẹ hều mà như sét đánh ngang tai. Quái lạ, hôm nay muộn thế rồi mà còn chưa đi làm sao ta?
– Khánh! – mẹ gọi tiếp
– Dậy đi con! Khánh.
– Gì thế mẹ, con đang ngủ.
– Dậy đi. Bố muốn nói chuyện với con, con xuống ngay đi, đừng để bố lên gọi, không hay đâu.
Tôi bung chăn ra chạy lại mở cửa, kéo mẹ vào phòng.
– Mẹ… bố giận con lắm hả? – tôi thì thầm
– Mẹ cũng giận con lắm chứ không riêng gì bố đâu – mẹ tôi đập cho tôi một phát vào cánh tay.
– Ui da… mẹ, thôi mà, mẹ cho con xin lỗi, hôm qua con có chuyện buồn nên… có gì mẹ xuống đỡ lời bố dùm con, không bố giết con mất – mẹ chính là người tuyệt vời nhất trong gia đình tôi, là người tôi có thể cầu cứu trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bây giờ cũng vậy, không phải là mẹ thì còn ai vào đây nữa.
– Tôi chịu thua thôi, bố anh hôm qua giờ chẳng nói, chẳng rằng, anh liệu cái thân anh đó. Suốt ngày chỉ biết chơi bời lêu lổng. Sắp ra trường rồi mà không khôn ngoan hơn chút nào. Bố mẹ sống cả đời để phụng dưỡng cho anh hả? – mẹ tôi nguýt một phát rồi đi xuống nhà.
– Ơ kìa mẹ, con bảo đã.
– Xuống đi, bố đang đợi đấy.
Ngon rồi đây. Thôi được rồi, đàn ông đích thực là tự làm tự chịu. Hãy hiên ngang và dũng cảm như một con người thực thụ. Ngẩng cao đầu mà bước. Nói thì nói vậy chứ bước xuống nhà mà cảm giác giống như đang tiến tới dàn hỏa thiêu ấy.
Bố tôi ngồi nhâm nhi cốc trà ở ghế, tôi nhẹ nhàng tiến lại gần. Giữ thế phòng thủ. Không cẩn thận ăn nguyên cốc trà nóng vào mẹt chứ không đùa với ông già nhà tôi được. Ông là người đối với người khác thì điềm đạm và cởi mở hết sức, còn đối với tôi thì giống như nước với lửa, như mặt trăng với mặt trời. Cứ nói chuyện được vài câu thể nào cũng có xích mích. Mà lúc xích mích tôi chỉ cần cãi cố thêm vài câu thì cứ vạ cái gì, ông đè mặt tôi mà lao vun vút, còn tôi thì không được phép ném cái gì trở lại hết. Nhiều khi thấy ức hết cả chế. Nhưng miết rồi cũng thấy quen.
Thấy tôi, ông giơ tay lên… tôi nhanh nhẹn cúi xuống theo phản xạ tự nhiên (có điều kiện) nhưng mà ông chỉ giơ tay lên ngoắc tôi lại và kêu tôi ngồi xuống. Phù… hết cả hồn. Tự nhiên hôm nay lịch sự, hiền lành dã man. Hay có khúc mắc gì đấy, vẫn phải đề phòng cẩn thận. Tôi không xuống ghế đối diện ông, mắt không rời đi một chút.
Ông khoan thai nhấp thêm một ngụm trà, rồi mới hỏi tôi:
– Con có biết năm nay con bao nhiêu tuổi rồi không?
– Dạ? À…23 à 24 ạ – tôi cũng không rõ là 23 hay 24 nữa, chậc, khổ thân.
– Con không có nhận thức hay là con đang có vấn đề về thần kinh? – bắt đầu xoáy nhau rồi đấy, im lặng là vàng, nói chuyện với ông già về những vấn đề này chỉ cần yes or no hoặc là cúi gằm mặt xuống tỏ ra hối lỗi là được. Kinh nghiệm thực tế. Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu.
– Dường như bố cảm thấy có nói với con bao nhiêu rồi cũng thế, con không coi bố mẹ ra gì hay là con cảm thấy những lời bố mẹ nói không đáng để lắng nghe?
– Con xin lỗi bố.
– Bố nghe quá nhiều lời xin lỗi và hứa từ con rồi. Từ giờ bố sẽ không nói với con nữa, con tự chịu trách nhiệm với việc làm của mình đi. Dù con đánh nhau ở đâu, phá hoại của ai cái gì, con cứ tự bằng chính sức lao động của mình kiếm tiền mà trả người ta. Đừng tìm tới bố mẹ nữa. Không coi bố mẹ ra gì, tại sao bố mẹ lại phải chịu trách nhiệm về việc làm của con? Đâu phải là do con còn quá nhỏ? Còn chưa nhận thức được hành động của mình? Con đang muốn thể hiện bản thân mình đấy à? Đang muốn mọi người biết con giàu có và ga lăng cỡ nào sao? Con nghĩ bố mẹ ngồi một chỗ rồi người ta mang tiền đến cho không à? Vắt kiệt chất xám mà làm việc để cho con phá hoại sao? Bố thực sự không thể hiểu con đang nghĩ gì nữa Khánh ạ! Cả đêm qua tới giờ bố đặt mình vào trường hợp của con nhưng bố vẫn không tìm ra nguyên nhân khiến con làm như thế. Bố chịu thua rồi đấy, con cho bố biết nguyên nhân được không?
– Con xin lỗi bố – cuộc sống có ai dám nhận là bản thân mình chưa bao giờ mắc sai lầm không? Tôi cũng chỉ là con người, trong phút bồng bột, nông nổi nhất thời… chứ chẳng phải tôi có ý định chơi nổi gì sất.
– Thôi nói những lời sáo rỗng đi con. Con làm bố thất vọng tràn trề… có bao giờ đặt tay lên trán suy nghĩ chưa Khánh? Con sinh ra đã có hoàn cảnh và điều kiện tốt hơn những đứa trẻ khác. Nhưng con chưa bao giờ thực sự làm bố mẹ hài lòng về con cả. Con chỉ luôn làm bố mẹ phiền lòng và phải suy nghĩ về con. Đã từng này tuổi đầu rồi, có bao giờ con có một suy nghĩ sẽ tự mình làm một cái gì đó chưa? Con đang tồn tại trong xã hội này vì điều gì? Có lúc nào con nghĩ, khi con chết đi, mọi người sẽ nói đến con, nghĩ đến con như thế nào không? Con có điều gì để người ta nói đến? Con có xứng đáng với những gì bố mẹ mang lại cho con hay không?
Tôi ngước lên nhìn vào mắt bố. Chưa bao giờ bố lại nói năng nhẹ nhàng với tôi như bây giờ. Nếu tôi làm sai, nắm đấm sẽ là thứ giải quyết mọi việc. Bố tôi chưa bao giờ hài lòng về tôi cả, tôi hiểu vì chính tôi cũng biết rằng ở mình chẳng có cái gì đáng tự hào. Chỉ biết vẽ vời mấy nhân vật truyện tranh hoạt hình, tôi một hai đâm đầu vào kiến trúc mặc dù bố mẹ tôi muốn tôi học kinh tế. Bấy lâu nay tôi chỉ biết hưởng thụ, ông đáp ứng mọi thứ tôi cần thiết. Tôi chỉ sống theo một thói quen và những sở thích ngớ ngẩn, nhưng từ khi có em tôi bắt đầu có thêm ước mơ, sống đẹp hơn, sống tốt hơn. Nhưng nhiêu đó chưa đủ cho một thằng đàn ông. Còn bây giờ thì… tôi đang mất đi tất cả. Có bao giờ lấy được một chút niềm tin từ bố mẹ. Có bao giờ làm bố mẹ cười rạng rỡ và tự hào vì thằng con trai độc nhất này đâu?
– Con sai rồi. Bố hãy tha thứ cho con lần này. Từ bây giờ, con sẽ thay đổi.
– Bố và con rất ít khi ngồi nói chuyện với con, bố nhận thấy mỗi khi nói chuyện với con thì đó là lúc không có chuyện gì hay ho cả. Bố thực sự không muốn chuyện này xảy ra nữa. Bố cũng không vui vẻ gì khi phải làm một ông bố không tốt trong mắt con. Bố biết, con không thích bố, vì bố độc đoán, gia trưởng, áp đặt con. Nhưng tất cả chỉ vì muốn tốt cho con. Con hãy sống đàng hoàng lên đi. Bố không thể cứ cả đời quan tâm chăm sóc cho con như thế được. Còn hơn một tháng nữa là con thi tốt nghiệp rồi. Thi xong, bố muốn con sang Mỹ 5 tháng học một khóa đào tạo cơ bản về quản lý do công ty bố tổ chức. Bố muốn đưa con đi du học từ 4 năm trước nhưng con đã từ chối và bướng bỉnh như một thằng ngu. Nhưng bây giờ, bố quyết định rồi. Thi xong tốt nghiệp, con sẽ lên đường. Và trong vòng một tháng còn lại ở đây, bố hi vọng con không làm chuyện gì ngu ngốc nữa. Bố nói hết rồi. Bây giờ con có thể đi về phòng.
Vẫn luôn là sự áp đặt một cách cưỡng chế. Tôi mệt mỏi thở dài không muốn cãi lại và không muốn ý kiến gì thêm. Thực sự là đi hay không cũng không quan trọng. Đi cũng thế, mà không đi cũng thế, chẳng khác gì nhau cả. Tôi mà sang đấy chỉ thêm làm người phương tây đánh giá về năng lực và trình độ của người Việt Nam. Đó không phải là ước mơ, hoài bão của tôi nên tôi không lấy làm hứng thú. Và thực tế thì tôi cũng không biết mình hứng thú với cái gì nữa. Tôi lê lết cái thân xác lên phòng và nằm dài cả ngày ở đấy. Thề có chúa là tôi đang cực kỳ mệt mỏi.
…
Vào một ngày đẹp trời hơi có chút nắng. Một mình nằm gác tay lên trán nghĩ vớ vẩn. Thấy cái máy chụp hình nằm vất vưởng ở một góc bàn. Chiếc máy ảnh cách đây 1 năm đi công tác ở Nhật Bản bố mua tặng tôi. Chụp được một thời gian rồi lại chán vì có điện thoại, tôi để đấy đến tận bây giờ. Kiểm tra kỹ lưỡng, vẫn còn dùng tốt chán. Thế là cũng từ đấy một ý tưởng thoáng qua trong đầu để giết thời gian.
Buổi sáng tôi vẫn đến trường bình thường. Nhưng chiều tôi lại rong ruổi khắp nơi cùng chiếc máy ảnh. Dạo khắp các con phố, các công viên, bờ hồ, tôi chụp lại tất cả các khoảnh khắc mà tôi cảm thấy đẹp. Để rồi mỗi buổi tối về mở ra xem lại, tôi sẽ chọn bức ảnh tôi ưng ý nhất và vẽ lại nó bằng chì. Tôi cũng không biết mình làm thế để làm gì nhưng mỗi khi làm việc đó, tôi lại cảm thấy vui hơn, thanh thản hơn và nỗi nhớ em cũng phần nào bớt day dứt.
Vào một buổi sáng trong tuần, được nghỉ học, tôi lại lang thang ra bờ hồ Gươm. Ngồi khá lâu ở chiếc ghế đá mà lần đầu tiên tôi với em cùng ngồi ở đấy. Lần đấy em đã khóc rất nhiều. Tôi thấy một chút luyến tiếc trong lòng. Đã hơn một tuần rồi không gặp em, không nói chuyện với em. Nhớ em da diết nhưng tôi đã lấy lại được cân bằng trong cuộc sống, tôi muốn chờ đợi thêm một thời gian nữa rồi mới đến tìm em, bây giờ có lẽ vẫn còn quá sớm.
Sáng sớm người đi bộ quanh hồ Gươm nhiều, chủ yếu là người già và trung niên, Có một đôi vợ chồng già đang đi bộ và họ dừng lại ở chỗ tôi. Ông già nhìn tôi cười hiền hậu:
– Ông bà ngồi ghé đây một chút được không chàng trai trẻ?
– Dạ vâng – tôi lùi ra nhường chỗ cho hai ông bà.
– Cảm ơn cháu, bà ngồi xuống đây đi – ông nói rồi đỡ bà ngồi xuống.
– Cháu đang làm gì thế? – bà hỏi tôi.
– Cháu ngồi đây chơi thôi ạ.
– Cháu là nhà báo hả? hay là nhiếp ảnh? – bà hỏi khi nhìn thấy chiếc máy ảnh trong tay tôi.
– Dạ không, cháu chỉ chụp cho vui thôi ạ!
– Bọn trẻ ngày nay thật là nhiều ước mơ…
Bà cười rồi dùng hai tay đấm thùm thụp vào chân mình.
– Lúc sáng nghe con An nó gọi bảo tết có về, tôi mong nó quá bà ạ! – ông nhỏ nhẹ.
– Tôi cũng mong lắm, nhưng nó mới sinh xong, cháu còn nhỏ, về lại tội nghiệp đứa nhỏ nữa.
– Lâu lắm rồi nó có về đâu, lấy chồng xa nó khó khăn thế đấy bà nó ạ!
Nghe câu chuyện của hai ông bà nọ, tự nhiên tôi lại mơ ước, mơ về một hạnh phúc gia đình, một người vợ đảm đang, biết nấu những bữa cơm ngon, biết vun vén gia đìn, những đứa con thơ ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành, nghe lời bố mẹ, thông minh và sáng tạo. Hằng ngày sẽ cùng nhau làm việc nhà, cùng chăm sóc con cái… có bao giờ lại cảm thấy ước mơ của mình xa vời như thế này đâu cơ chứ? Tôi chào ông bà kia rồi chạy xe tới trường em, chờ đợi, chỉ để được nhìn thấy em.
Tôi chờ từ 8 rưỡi sáng cho đến 11h hơn mới tan tầm. Tôi nhận ra hình dáng quen thuộc của em một cách dễ dàng. Nhưng em gầy quá… chỉ mới một tuần thôi nhưng trông em phờ phạc, mệt mỏi, ánh mắt rũ xuống, không ngẩng đầu lên. Em dằn vặt bản thân mình đến như vậy sao? Thương em nhưng lại chỉ biết câm nín, chỉ đứng nhìn em chịu đau khổ, giá như có thể ghánh bớt cho em đi được một chút… bây giờ tôi mà chạy tới đứng trước mặt em thì điều gì sẽ xảy ra. Đã hứa không xuất hiện trong cuộc sống của em nữa… nhưng biết đâu đó em vẫn nhớ tôi, vẫn muốn gặp tôi, muốn được nghe lời giải thích.
Tôi không biết nên làm gì đây nữa… có thể làm tất cả, không sợ gì chỉ sợ em chịu tổn thương nữa. Em mong manh và yếu đuối quá, tôi cảm giác em giống như quả bóng bay căng tròn không cẩn thận thì sẽ vỡ tung và xơ xác. Bây giờ tôi chỉ cần em hiểu một điều là tôi rất yêu em, muốn được che chở, bao bọc cho em suốt đời… nhưng đó là một điều khó khăn không dễ gì làm được với một người không còn có niềm tin.
Em vẫn một mình bước lên xe bus, tôi chạy theo phía sau. Tôi đi cách xa một đoạn khá dài đảm bảo khoảng cách, thôi thì chỉ cần nhìn thấy em vậy là được rồi. Em bước vào nhà lặng lẽ như cái bóng, hay đúng hơn là cái xác di động. Nhìn em chỉ muốn chảy nước mắt. Muốn ôm vào lòng, muốn vỗ về, an ủi… không thể chỉ đứng nhìn như một thằng đàn ông hèn hạ thế này được. Tôi định quay xe chạy tới cổng thì một chiếc xe khác chặn đầu xe tôi lại. Quân?
– Anh làm gì ở đây? – tôi ngạc nhiên
– Cậu nói chuyện với tôi chút đi.
– Được thôi – tôi nhún vai
Quân chạy xe đi trước, tôi chạy theo sau. Chúng tôi dừng lại ở một quán nước gần đó.
– Có chuyện gì anh nói luôn đi – tôi nói luôn khi Quân vừa ngồi xuống.
– Vậy thì đi thẳng vào nội dung luôn nhé? Cậu rời xa khỏi Vy đi, ý tôi là mãi mãi đó, đừng có bao giờ lãng vãng bất cứ chỗ nào Vy có thể thấy cậu nữa.
– Anh có quyền gì mà yêu cầu tôi như thế?
– Bây giờ cậu và Vy đã chia tay, cậu và tôi cũng giống nhau cả thôi. Tôi đã từng bỏ cuộc chỉ vì tôi thấy cậu có thể mang lại hạnh phúc cho em, và vì Vy cũng yêu cậu, nhưng tôi đã lầm rồi. Cậu cũng là thằng đàn ông khốn nạn mà thôi.
– Anh im đi, anh biết được những gì mà dám nói tôi như thế? Anh nghĩ Vy sẽ chấp nhận anh sao?
– Tôi không cần Vy chấp nhận tôi, nhưng tôi sẽ làm em hạnh phúc. Tôi cũng không biết giữa cậu và Vy có chuyện gì xảy ra nhưng vì cậu Vy đã và đang rất đau khổ… tôi chưa bao giờ cảm thấy sự tuyệt vọng như thế ở người nào cả. Cậu nghĩ cậu xứng đáng sao?
– Anh không biết gì thì tốt nhất là đừng có phát ngôn bừa bãi và tự tiện xen vào chuyện người khác… tôi không xứng đáng nhưng anh cũng đừng nghĩ rằng mình có cơ hội.
– Cậu có gì? Cậu đừng tưởng gia đình cậu giàu có thì sẽ có tất cả. Nghề nghiệp không, suy nghĩ non nớt, không có chính kiến, hồ đồ, nông nổi… cậu sẽ bảo vệ được cho người khác khi đến chính bản thân cậu còn không lo lắng nổi, còn phụ thuộc vào người khác?
Tôi nắm chặt bàn tay đang thu thành nắm đấm. Máu điên lại nổi lên khi nghe những lời xúc phạm tới lòng tự trọng, nhưng phút chốc, tôi không muốn biến những lời của hắn nói thành sự thật. Hết sức tôi kiềm chế bản thân.
Quân mỉm cười đứng dậy vỗ vai tôi:
– Kiềm chế tốt đấy cậu bạn ạ… nếu cậu còn yêu Vy, tôi nghĩ cậu nên tránh xa Vy ra, đừng cố gắng làm bất kỳ điều gì nữa.
Quân đi trước, để một mình tôi lại. Tôi đúng là như lời của hắn nói sao? Suy nghĩ non nớt? Không có chính kiến? Hồ đồ? Nông nổi? tôi không thể bảo vệ được nổi người mình yêu thương? Đúng vậy… tôi đã không thể bảo vệ em, để em chịu đựng, hi sinh vì tôi quá nhiều… nhưng không có nghĩa là tôi không yêu em tha thiết, không yêu em chân thành. Yêu sao? Yêu mà không thể che chở cho người mình yêu, vậy tình yêu đó để làm gì? Tôi cười xót xa… Ừ… tôi không có gì đáng để được em yêu thương và gửi gắm. Vâng, tôi chỉ là một thằng vô dụng sớm muộn gì rồi cũng sẽ bị xã hội ruồng rẫy và bài trừ mà thôi.
Và tôi ngộ ra, đã đến lúc nên trưởng thành rồi. Tôi quyết tâm làm điều gì đó, tôi phải thành công, phải sống và sống bằng chính mình.
Tôi tìm hiểu về các cuộc thi dành cho các kiến trúc sư trẻ. Trong đó có một cuộc thi tôi rất tâm đắc dành cho thiết kế nhà ở dành cho các đô thị có mật độ dân số cao. Không phải vì số tiền của giải thưởng mà vì kiến trúc sư đạt giải sẽ được nhận vào làm việc và có mức lương hậu hĩnh. Nếu được, thì tôi đã tự bằng chính thực lực của mình làm nên điều mà tôi mơ ước.
Với bố mẹ tôi, tìm cho tôi một công việc ổn định và có thu nhập cao không phải là khó, nhưng tôi chỉ là một con bù nhìn, hằng ngày đến rồi về như thế, trước tiên là sự khinh thường tôi, sau là sự khinh thường bố mẹ. Trước tôi không nghĩ sâu xa như thế, nhưng bây giờ, tôi đã nghĩ như thế.
Vậy là tôi lao đầu vào tìm tòi, học hỏi, tham khảo tất cả các giáo sư trong ngành, ngày đêm miệt mài bên bản vẽ. Tham gia tất cả các khóa kỹ năng mềm, những cuộc hội thảo chuyên nghành mở mang cho tôi rất nhiều kiến thức và nhiều điều khác. Bấy lâu nay tôi bỏ lỡ rất nhiều điều thú vị mà tôi không hề hay biết. Những điều tôi biết chỉ là một hạt cát trên sa mạc rộng lớn, là một giọt nước trên đại dương bao la rộng lớn. Dường như niềm đam mê công việc đang dần hình thành trong con người tôi. Bạn bè tôi ngạc nhiên, bố mẹ tôi vui mừng, họ nghĩ rằng cổ tích đang xuất hiện trong cuộc sống… mà không hề hay biết có một người đã thay đổi số phận, thay đổi thái độ và cách nhìn cuộc đời của tôi. Tôi khao khát có được một giải thưởng, lúc đấy tôi sẽ tự tin để có thể đến bên cạnh em.
Mất 15 ngày để hoàn thành bản thiết kế, tôi tự tin gửi đi nhưng vẫn hồi hộp chờ đợi. 3 ngày sau tôi có mail thông báo bản thiết kế được lọt vào một trong 20 bản vẽ được lựa chọn. Tôi cần phải trải qua một cuộc thuyết trình về đề tài và những ưu điểm của bản vẽ. Mặc dù biết đó là một bản vẽ tốt, được nhiều giáo sư đánh giá cao, nhưng tôi vẫn không khỏi không vui mừng về điều đó. Bây giờ tất cả phụ thuộc vào kỹ năng thuyết trình và trình độ thuyết phục các ban giám khảo. Tôi có 3 ngày để chuẩn bị, thời gian quá gấp rút, cũng may trong thời gian thiết kế, tôi có tham gia buổi nói chuyện, thuyết trình của một số nhà kiến trúc sư nổi tiếng. Không mấy tự tin để nói trước đám đông, nhỏ tới giờ chưa từng thử nói trước nhiều người bằng một thái độ lịch lãm và trịnh trọng. Run và hồi hộp.